Công dụng của gạo lứt, những lưu ý khi sử dụng gạo lứt.

Công dụng của gạo lứt, những lưu ý khi sử dụng các sản phẩm từ gạo lứt. Sử dụng gạo lứt ngạo lứt như thế nào để đạt được hiệu quả. Dùng nhiều liệu có tốt hay không?

Trong vài năm gần đây, “gạo lứt” nổi lên như là một nguyên liệu thực phẩm tốt cho sức khoẻ và dinh dưỡng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn mơ hồ về loại thực phẩm này. Hôm nay suckhoeonline.info sẽ giúp bạn giải đáp xem gạo lứt là gì, công dụng của gạo lứt, những lưu ý khi sử dụng các sản phẩm từ gạo lứt.

Công dụng của gạo lứt

Gạo lứt có rất nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Sau đây suckhoeonline.info sẽ giới thiệu cho bạn một chút về công dụng của gạo lứt như sau:

  • Hạ thấp nguy cơ bị sỏi mật (đặc biệt dành cho phái nữ).

  • Tốt cho hệ thống thần kinh (nhờ giàu các chất mangan, gaba).

  • Ngừa táo bón, nhuận tràng, lợi tiểu (do hàm lượng chất xơ cao).

  • Kiểm soát lượng đường trong máu .

  • Giảm thiểu nguy cơ ung thư ruột kết.

  • Giảm cholesterol và mỡ nhiễm trong máu (nhờ dầu và chất xơ).

  • Ngăn ngừa bệnh tim giúp, hạ huyết áp, làm giảm nguy cơ hình thành các mảng bám trong động mạch.

  • Giảm cân và duy trì trọng lượng cơ thể.

  • Tốt cho xương (do giàu magie, canxi).

  • Giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn (nhờ các chất magie, selen).

Gạo lứt là gì?

Gạo lứt (người miền Nam lại gọi thành gạo lứt, người miền Bắc Trung bộ thì kêu là gạo lật) là loại gạo được xay xát chỉ bỏ lớp vỏ trấu và giữ nguyên lớp vỏ cám (rất giàu sinh tố và nguyên tố vi lượng).

Công dụng của gạo lứt

Gạo lứt và gạo trắng khác nhau ở mức độ trong quá trình xay xát, nếu gia tăng mức độ xay xát lên thì gạo lứt sẽ trở thành gạo trắng. Thành phần dinh dưỡng của loại gạo này gồm có: tinh bột, chất đạmchất xơchất béo, các nguyên tố vi lượng như magie, canxi, sắt, selen… và giàu vitamin,…

Lưu ý khi sử dụng gạo lứt? Công dụng của gạo lứt có phù hợp với tất cả người dùng?

Có một số trường hợp và lưu ý khi sử dụng gạo lứt như sau:

  • Người có chức năng tiêu hóa kém, bệnh về tiêu hóa:

    Gạo lứt cứng và nhiều chất xơ hơn gạo trắng nên cũng khó tiêu hóa hơn. Đối với những người có chức năng tiêu hóa kém. Ăn nhiều gạo lứt cũng như bắt dạ dày phải làm việc vất vả hơn vậy.

công dụng của gạo lứt

Những bệnh nhân có bệnh về tiêu hóa nếu ăn nhiều gạo lứt dễ gây giãn nứt tĩnh mạch, xuất huyết dạ dày. Tốt nhất đối tượng này chỉ nên ăn gạo trắng.

  • Người thiếu hụt Canxi, sắt:

Trong gạo lứt có chứa Axit phytic, chất này kết hợp với các chất khoáng tạo thành chất kết tủa, gây cản trở việc hấp thu của cơ thể. Vậy nên với những người thiếu hụt Canxi, sắt thì không nên ăn nhiều gạo lứt mà nên kết hợp các thực phẩm giàu dinh dưỡng khác như thịt cá, uống sữa,…

  • Người có khả năng miễn dịch kém:

Nạp hơn 50gr chất xơ mỗi ngày sẽ cản trở việc hấp thụ Protein, tỉ lệ thu nạp chất béo giảm, gây ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan trong cơ thể và ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của bạn. Vậy nên với người có hệ miễn dịch yếu, không nên ăn nhiều gạo lứt mà hãy chọn những thực phẩm nhiều dưỡng chất nhé.

  • Người hoạt động thể lực nặng?

Những loại lương thực thô như gạo lứt có giá trị dinh dưỡng thấp. Thiếu chất đạm và chất béo, cung cấp ít năng lượng. Nên không thể đáp ứng được nhu cầu hoạt động của cơ thể.

Van Dong Manh

Hãy ăn nhiều thực phẩm giàu đạm và năng lượng nếu bạn là người thường xuyên hoạt động thể lực nhé.

  • Thanh thiếu niên ở tuổi dậy thì:

Đây là giai đoạn cơ thể có yêu cầu đặc biệt về dinh dưỡng và năng lượng, ngoài ra còn có sự hoạt động mạnh của các Hormone. Ăn gạo lứt không thể cung cấp đủ dinh dưỡng. Ngoài ra lượng chất xơ nhiều của gạo lứt còn cản trở hấp thụ và sử dụng một số chất, khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng.

Lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng về công dụng của gạo lứt. 

Vậy rốt cuộc có nên ăn gạo lứt hay không? Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, việc tiêu thụ các loại lương thực thô như gạo lứt là cần thiết. Nhưng cần biết cách chế biến và kết hợp với các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác để bổ sung đủ chất cho cơ thể.

An Gao Lut Co Tac Dung Gi An Gao Lut Hang Ngay Co Tot Khong 1

Không nên ăn gạo lứt quá thường xuyên chỉ cần ăn 2-3 lần mỗi tuần, xen kẽ với gạo trắng. Còn đối với những đối tượng không nên ăn gạo lứt kể trên. Thì nên hạn chế tối đa việc ăn gạo lứt hoặc phải có cách chế biến phù hợp. Nếu không sẽ gây hại đến cơ thể hoặc suy dinh dưỡng.

Trên đây là nội dung đã được suckhoeonline.info tổng hợp và tối ưu để các bạn có thể hiểu rõ hơn về công dụng của gạo lứt. Mong các bạn sẽ sử dụng gạo lứt đúng cách hơn. Hãy phát huy đúng lợi ích của loại gạo này đối với sức khỏe bản thân, gia đình mình nhé.