Các cách chữa nhiệt miệng, đau rát miệng ở trẻ

MẬT ONG

Mật ong không chỉ là thực phẩm mà còn là dược phẩm chữa các vấn đề viêm nhiễm hữu hiệu. Trong mật ong chứa 80-90% đường tự nhiên, còn lại là sắt, canxi, phốt pho, magie, vitamin B và C. Mật ong còn chứa dồi dào các chất kháng viêm, chặn đứng tình trạng lở loét do vết thương hở gây ra.

Cách dùng: Bạn thoa mật ong trực tiếp lên vết loét trong miệng của trẻ hoặc pha loãng mật ong với nước cho bé uống (ngậm khoảng 30 giây trước khi nuốt) hoặc cho bé ăn chuối xay với mật ong.

Chắm sóc bé khi bị nhiệt

TRÁI CÂY HỌ CAM CHANH

Do chứa nhiều vitamin C nên trái cây có vị chua như cam, chanh, bưởi có tính kháng khuẩn và chống oxy hóa tốt. Đặc biệt, trong nhiều nghiên cứu cho thấy, trái cây này còn chứa rất nhiều folate, chất giúp thúc đẩy quá trình tái tạo các tế bào bị tổn thương và tăng cường sự phát triển của các tế bào khỏe mạnh để thay thế.

Cách dùng: Bạn vắt nước các loại trái cây này rồi cho trẻ uống hoặc ăn trực tiếp. Ngoài ra, bạn có thể làm sinh tố cam, chanh, bưởi và cho chút vỏ xay cùng. Vỏ có nhiều tinh dầu là hợp chất chống viêm hiệu quả.

RAU NGÓT

Trong rau ngót có chứa tannin, một chất kháng viêm, trị sưng tấy hiệu quả. Do đó, rau ngót từ lâu đã được ông bà ta sử dụng để trị các chứng viêm loét, lở miệng cho trẻ em.

Cách dùng: Bạn có thể nấu canh rau ngót cho bé ăn để giải nhiệt, thanh lọc cơ thể. Nếu muốn món canh thơm ngon hơn, bạn nên nấu chung với hến hoặc tôm khô giã nhuyễn. Để tăng tác dụng điều trị viêm, giảm sưng, sát trùng vết loét, bạn nấu rau ngót với bầu dục lợn.

QUẢ KHẾ

Theo Đông y, khế có vị chua hơi chát, tính mát nên phù hợp để giải nhiệt. Ngoài chất xơ, quả khế chín còn chứa lượng lớn vitamin C, B1, B2, B3, B6, protein, glucid, lipid, sắt, kẽm… Quả khế có khả năng kháng viêm và tăng cường miễn dịch cho cơ thể chống lại các triệu chứng bệnh tật, viêm nhiễm nhờ vào lượng vitamin C dồi dào. Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh giúp ngăn ngừa và tiêu diệt vi khuẩn, giúp vết loét không mở rộng.

Cách dùng: Bạn có thể làm sinh tố khế cho bé uống bằng cách cho thêm mật ong hoặc đường phèn để cân bằng mùi vị. Tuy nhiên, để quả khế phát huy hết công dụng, bạn nên để bé ăn khế với vị chua tự nhiên thì mới có tính sát trùng, trị viêm cao và nhanh chóng lành vết thương. Bạn thái lát quả khế và cho bé ăn. Khi ăn, bạn nói bé cố gắng giữ miếng khế trong miệng càng lâu càng tốt. Ngoài ra, bạn còn cho bé ngậm và uống nước khế nấu.

MÁCH BẠN

– Khi con bị nhiệt miệng, bạn cần lưu ý đến các món ăn trong thực đơn để giúp con màu lành bệnh. Theo đó, bạn không nên cho con dùng thức ăn có nhiều vị cay nóng hoặc thức ăn vừa chín tới vì chúng có thể làm vết loét lan rộng khiến bé bị đau rát và khó chịu hơn.

– Nên cho bé ăn các món cháo, súp đã nấu nhừ để trẻ dễ nhai nuốt. Nếu không, thức ăn vướng vào các vết loét, trẻ sẽ đau rát và các vết thương có thể bị chảy máu.

– Khi cho bé uống nước cam, chanh, có thể bé sẽ hơi đau rát. Bạn đừng quá lo lắng. Đó là lúc các hoạt chất đang hoạt động mạnh để tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng, giúp bé mau lành bệnh

Sức khỏe online  Theo Sức khỏe cuộc sống