Những bài thuốc cổ truyền hay của dân tộc. Những bài bí truyền của các danh y và qua các nghiên cưu có được của thây thuốc

Sức khỏe online – Vào mùa lạnh, người ta thường bị ảnh hưởng của khí phong hàn (gió và lạnh), gây ra một số bệnh về đường hô hấp như: cảm lạnh, ho; về đường tiêu hóa như: lạnh bụng, tiêu chảy, hoặc đau nhức xương khớp do phong hàn thấp.

Vào mùa lạnh, người ta thường bị ảnh hưởng của khí phong hàn (gió và lạnh), gây ra một số bệnh về đường hô hấp như: cảm lạnh, ho; về đường tiêu hóa như: lạnh bụng, tiêu chảy, hoặc đau nhức xương khớp do phong hàn thấp. Trong bài này, chúng tôi xin nêu ra một vài phương pháp chữa trị các loại bệnh vừa nêu trên bằng các loại thuốc Nam dễ tìm, dễ sử dụng.

Thuốc nam trị một số bệnh

Gừng tươi, hành trắng chữa cảm lạnh, sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, ho, sổ mũi, người gai gai ớn lạnh

Chữa cảm lạnh, sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, ho, sổ mũi, người gai gai ớn lạnh. Dùng một trong các bài thuốc sau:

– Gừng tươi 15 – 20g, hành trắng (cả dọc hành và lá hành) 15g. Hai thứ rửa sạch, xắt nhỏ, nấu với 500ml nước, để sôi khoảng 10 phút. Uống nóng rồi đắp mền cho ra mồ hôi.

– Lá tía tô 20g, dọc hành tươi 20g, gừng tươi 12g, ba thứ rửa sạch, xắt nhỏ. Nấu gạo tẻ thành cháo. Múc ra tô trộn chung với tía tô, hành, gừng, thêm gia vị để ăn nóng, đắp mền cho ra mồ hôi.

Có thể cho vào cháo nóng 1 lòng đỏ trứng gà để tăng thêm khí lực, bổ sung dinh dưỡng.

– Gừng tươi 1 củ, rửa sạch, gọt bỏ vỏ, giã nát. Xào nóng với chút rượu trắng, bọc vào túi vải sạch để đánh gió khắp người cho ra mồ hôi.

– Nồi nước xông: lá tía tô, lá sả, lá kinh giới, lá bạc hà, lá ngải cứu, lá chanh, lá bưởi. Dùng 3 – 5 loại lá vừa nêu nấu nồi nước xông để xông cho ra mồ hôi, sát trùng đường hô hấp. Xông xong, lau khô mình không để bị gió lạnh xâm phạm.

Chữa đau bụng, đầy bụng, ăn uống không tiêu, đi cầu lỏng, tay chân lạnh, sợ lạnh. Dùng một trong các bài thuốc sau:

– Gừng tươi 50 – 80g rửa sạch, xắt mỏng, sao chín vàng, giã nát, hòa với 1 tách nước sôi, uống ấm từng ngụm nhỏ. Có thể hòa với một ít mật ong hoặc đường để uống.

– Gừng khô (gừng tươi hấp chín rồi đem phơi khô, gọi là can khương) 12g, củ riềng 15 – 20g. Hai vị đem nấu với 500ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần, uống ấm trước bữa ăn.

– Củ sả 12g, lá tía tô 12g, hoắc hương 12g, gừng khô 8g (hoặc gừng tươi 12g). Nấu với 500ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống ấm trước bữa ăn.

– Hạt tiêu tán bột 2 – 4g, gừng khô tán bột 2 – 4g, hai thứ hòa với nước cơm nóng để uống vào lúc đói bụng.

Khi uống thuốc, có thể kết hợp xoa ấm vùng bụng, quanh rốn, hoặc lấy bột lá ngải cứu quấn thành điếu, đốt cháy rồi hơ ấm lỗ rốn và chung quanh 5 – 10 phút.

Phong thấp thể hàn: đau nhức một khớp hay nhiều khớp. Mức độ đau vừa phải, khớp không sưng, da bình thường không tấy đỏ, không nóng. Có khi bị tê dại ngoài da, tay chân co duỗi, vận động khó khăn. Đặc biệt khi trời lạnh thì đau nhức càng tăng lên. Dùng một trong các bài thuốc sau:

– Gừng khô 10g, củ nghệ 8g, lá lốt 12g, cỏ xước 12g, cành dâu tằm (tang chi) 12g, rễ tranh 10g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần, uống ấm, trước bữa ăn.

– Rễ cây đinh lăng 12g, ké đầu ngựa 12g, đậu ván (sao) 12g, tầm gửi cây dâu (tang ký sinh) 12g, kinh giới 8g, mã đề 8g, gừng khô 8g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần, uống ấm trước bữa ăn.

– Lá lốt 12g, cỏ xước 12g, quế chi 8g, thổ phục linh 12g, thiên niên kiện 8g, tang chi 12g, trần bì (vỏ quít) 8g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần, uống ấm trước bữa ăn.

Ngoài uống thuốc có thể kết hợp xoa bóp, bấm huyệt như sau:

– Xoa: xoa ấm hai tay hoặc hơ lửa cho ấm rồi xoa nhẹ nhàng từ bên không đau chuyển dần sang bên đau. Xoa theo thứ tự từ đầu xuống cổ, vai, lưng, tay, chân.

Khi xoa, nên chọn chỗ kín gió, ngồi trên ghế dựa. Có thể dùng dầu xoa bóp, rượu gừng hâm nóng, cao nóng… để tăng cường sức ấm.

Mỗi ngày xoa 2 – 3 lần, mỗi lần 10 – 15 phút

Lương y ĐINH CÔNG BẢY – Sức khỏe đời sống

Sức khỏe online – Cơ thể bạn luôn có vi khuẩn sống trong đường tiêu hóa, đó chính là những vi khuẩn có lợi hay còn gọi là lợi khuẩn, chúng giúp ngăn ngừa các loại vi khuẩn có hại và nấm men phát triển trong ruột của bạn. Những chủng vi khuẩn thường gặp bao gồm Lactobacillus và Bifidobacterium.

Lợi khuẩn cũng góp phần tạo nên vitamin K là vitamin cần thiết cho quá trình đông máu bình thường, ngoài ra còn rất cần thiết cho chức năng của hệ thống miễn dịch.

Việc “chăm sóc” những con vi khuẩn này – tức là cho chúng ăn – cũng rất quan trọng. Bạn có thể làm điều đó bằng cách ăn các loại thực phẩm có chứa các sợi gọi là fructo-oligosaccharides (FOS). Bạn không thể tiêu hóa các loại sợi này, nhưng chúng lại có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng vi khuẩn có lợi trong đường ruột của bạn.

Những loại thực phẩm tăng cường lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa

Dưới đây là những loại thực phẩm với công dụng giúp vi khuẩn đường ruột có lợi của bạn hạnh phúc và khỏe mạnh.

Sữa chua

Sữa chua có lẽ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất được biết đến của lợi khuẩn. Ngoài lí do đó sữa chua cũng rất tốt cho cơ thể bạn bởi nó là nguồn cung cấp tuyệt vời canxi, protein và kali. Sữa chua với trái cây tươi, một chút mật ong và một số các loại hạt là một món tráng miệng hoặc ăn vặt hoàn hảo.
nhung-thuc-pham-giup-tang-cuong-loi-khuan-cho-co-the

Pho mát để lâu

Ăn pho mát để lâu như cheddar và gouda sẽ cung cấp cho bạn nhiều vi khuẩn có lợi cùng với  cả canxi và protein. Các loại phô mát tươi như mozzarella và feta thì không chứa lợi khuẩn.

Dưa cải bắp

Dưa cải bắp là nguồn cung cấp tuyệt vời các loại lợi khuẩn, chất xơ, mangan, kali, sắt, canxi và vitamin C. Nhưng dưa cải bắp có hàm lượng natri khá cao, vì vậy nó có thể không phải là một lựa chọn tốt nếu bạn đang ăn kiêng muối.

Atisô

Atisô có nhiều chất xơ prebiotic mà lợi khuẩn cần để phát triển. Atisô còn có hàm lượng cao magiê, kali, vitamin C, và mangan và chứa ít calo.

Chuối

Chuối có nhiều chất xơ prebiotic hỗ trợ tăng trưởng lợi khuẩn, ngoài ra còn cung cấp nhiều mangan, kali, vitamin C và vitamin B-6.

Hành tây

Hành tây sẽ giữ cho vi khuẩn đường ruột của bạn “hạnh phúc” và chúng chứa ít calo. Hành tây cũng rất giàu mangan, vitamin C và kali. Hẹ là 1 loại thực phẩm có hương vị tương tự như hành tây và cũng chứa lợi khuẩn.

Tỏi tây

Tỏi tây cũng có hương vị tương tự như hành tây, và cũng có hàm lượng chất xơ cao giúp hỗ trợ lợi khuẩn phát triển. Không chỉ vậy tỏi tây còn có ít calo và giàu vitamin A, vitamin C, mangan, sắt và magiê.

Tỏi

Tỏi không chỉ thêm hương vị cho nhiều món ăn ngon, nó cũng hỗ trợ tăng trưởng lợi khuẩn trong cơ thể. Tỏi cũng có rất nhiều lợi ích khác tốt sức khỏe.

Kim chi

Kim chi được làm từ rau quả lên men, thường là bắp cải. Nó có một hương vị cay tuyệt vời. Kimchi là một nguồn cung cấp lợi khuẩn tuyệt vời, cùng với đó là chất xơ, vitamin A và C, canxi và các chất chống oxy hóa thường được tìm thấy trong các loại rau họ cải.

Măng tây

Măng tây rất giàu chất xơ, trong đó bao gồm cả những loại chất xơ hỗ trợ các lợi khuẩn. Ngoài ra măng tây còn có hàm lượng cao các loại vitamin và khoáng chất, thêm vào đó là có rất ít calo.

Nguồn: Viện y học ứng dụng Việt Nam

Sức khỏe online – Theo Đông y, đậu đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết giải độc, khứ phong lợi thủy, điều trung hạ khí, thanh nhiệt giải biểu, kiện tỳ chỉ hãn, dưỡng can, làm sáng mắt…

Đông y gọi đậu đen là ô đậu hay hắc đại đậu… những vị thuốc chế với đậu đen có tác dụng bổ thận thủy. Theo Đông y, đậu đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết giải độc, khứ phong lợi thủy, điều trung hạ khí, thanh nhiệt giải biểu, kiện tỳ chỉ hãn, dưỡng can, làm sáng mắt…

Một số cách trị bệnh bằng đậu đen

Trị đau lưng: đậu đen 100g, giã giập, cho vào ít giấm xào cho nóng lên để âm ấm, đắp vào vùng lung đau, có thể để qua đêm. Hay đậu đen 50g, đuôi heo hoặc đuôi bò 1 cái. Hầm thật nhừ, ăn cả nước lẫn cái.

Đậu đen

Đậu đen

Mỗi tuần ăn 2 – 3 lần, kết quả khá tốt.

Trị phụ nữ sau khi sinh bị suy yếu, chóng mặt, hoa mắt do mất máu: đậu đen 50g, gà ác 1 con, hầm thật nhừ, ăn cả nước lẫn cái. Mỗi tuần ăn 2 lần, rất mau lại sức.

Trị mắt mờ ở người cao tuổi, nhìn không rõ, hay bị hoa mắt, chóng mặt: đậu đen 100g, mè đen 100g. Sao khô, tán bột, trộn đều. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê (8g). Uống lâu ngày, mắt dễ chịu hoặc đỡ mờ hơn.

Trị âm hư hỏa vượng (biểu hiện sốt về chiều, đau đầu, mặt bừng nóng, mắt đỏ, dễ tức giận): đậu đen 50g, lá dâu tằm ăn 20g. Đổ vào 1 lít nước, nấu cho sôi kỹ, lọc lấy nước uống dần trong ngày.

Đậu đen chế hà thủ ô chữa di tinh, liệt dương, tay chân mỏi yếu, râu tóc bạc sớm:50g đậu đen nấu nước rồi lấy nước đậu chưng cách thủy với 300g hà thủ ô đỏ trong 2 – 3 giờ, vớt ra để ráo phơi khô để dành dùng lâu, dùng dạng nước sắc mỗi ngày 15 – 20g hoặc đem tán bột, mỗi lần uống 5g.

Trị phù thũng do thận hư yếu: đậu đen 100g, rễ cỏ tranh 15g. Nấu với 1 lít nước, uống dần trong ngày. Có thể uống lâu dài cho đến khi khỏi bệnh.

Trị chứng viêm gan mạn: Ngoài những thuốc đặc trị, nên dùng 100g đậu đen nấu lấy nước uống thường xuyên có tác dụng giải được độc tố trong gan ra ngoài.

Ra mồ hôi nhiều do thể trạng suy nhược: đậu đen 30g, phù tiểu mạch 30g, đại táo 15g, sắc uống trong ngày. Hoặc đậu đen 60g, hoàng kỳ 30g, sắc uống.

Viêm da lở loét do nhiệt độc hoặc ngộ độc thuốc và thực phẩm: đậu đen 30g, cam thảo sống 9g, sắc uống. Tiểu ra máu: đậu đen 30g, đậu xanh 30g, rễ cỏ tranh 30g, sắc uống.

Rối loạn tiền đình (hay bị chóng mặt): đậu đen 30g, ngải cứu 45g, trứng gà 1 quả. Luộc 3 vị cho tới khi trứng chín. Ăn trứng, uống nước sắc.

Làm giải rượu: uống nước sắc đậu đen càng nhiều càng tốt.

Giải khát, làm hết khô miệng ban đêm: đậu đen 80g, lê 1 quả, đường phèn 30g, sắc lấy nước uống hằng ngày.

Chữa phong thấp, gân co gối nhức, trong bụng nóng, đại tiện bón: đậu đen ngâm nước, ủ cho mộng dài từ 2 – 3cm rồi phơi khô, dùng 1 thăng rồi cho nửa lạng giấm vào trộn đều, sao vàng tán nhỏ. Mỗi lần uống 1 muỗng nhỏ với rượu trước khi ăn, ngày uống 2 – 3 lần, tác dụng rất hay.

Chữa dị ứng, lở ngứa, mụn nhọt: đậu đen sao nhỏ lửa đến khi ruột bên trong có màu vàng đậm, lấy 50 – 100g nấu uống trong ngày.

Xem thêm: thức phẩm chức năng, thuốc bổ gan

Nguồn: Đời sống sức khỏe