Sức khỏe online – Vào mùa lạnh, người ta thường bị ảnh hưởng của khí phong hàn (gió và lạnh), gây ra một số bệnh về đường hô hấp như: cảm lạnh, ho; về đường tiêu hóa như: lạnh bụng, tiêu chảy, hoặc đau nhức xương khớp do phong hàn thấp.

Vào mùa lạnh, người ta thường bị ảnh hưởng của khí phong hàn (gió và lạnh), gây ra một số bệnh về đường hô hấp như: cảm lạnh, ho; về đường tiêu hóa như: lạnh bụng, tiêu chảy, hoặc đau nhức xương khớp do phong hàn thấp. Trong bài này, chúng tôi xin nêu ra một vài phương pháp chữa trị các loại bệnh vừa nêu trên bằng các loại thuốc Nam dễ tìm, dễ sử dụng.

Thuốc nam trị một số bệnh

Gừng tươi, hành trắng chữa cảm lạnh, sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, ho, sổ mũi, người gai gai ớn lạnh

Chữa cảm lạnh, sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, ho, sổ mũi, người gai gai ớn lạnh. Dùng một trong các bài thuốc sau:

– Gừng tươi 15 – 20g, hành trắng (cả dọc hành và lá hành) 15g. Hai thứ rửa sạch, xắt nhỏ, nấu với 500ml nước, để sôi khoảng 10 phút. Uống nóng rồi đắp mền cho ra mồ hôi.

– Lá tía tô 20g, dọc hành tươi 20g, gừng tươi 12g, ba thứ rửa sạch, xắt nhỏ. Nấu gạo tẻ thành cháo. Múc ra tô trộn chung với tía tô, hành, gừng, thêm gia vị để ăn nóng, đắp mền cho ra mồ hôi.

Có thể cho vào cháo nóng 1 lòng đỏ trứng gà để tăng thêm khí lực, bổ sung dinh dưỡng.

– Gừng tươi 1 củ, rửa sạch, gọt bỏ vỏ, giã nát. Xào nóng với chút rượu trắng, bọc vào túi vải sạch để đánh gió khắp người cho ra mồ hôi.

– Nồi nước xông: lá tía tô, lá sả, lá kinh giới, lá bạc hà, lá ngải cứu, lá chanh, lá bưởi. Dùng 3 – 5 loại lá vừa nêu nấu nồi nước xông để xông cho ra mồ hôi, sát trùng đường hô hấp. Xông xong, lau khô mình không để bị gió lạnh xâm phạm.

Chữa đau bụng, đầy bụng, ăn uống không tiêu, đi cầu lỏng, tay chân lạnh, sợ lạnh. Dùng một trong các bài thuốc sau:

– Gừng tươi 50 – 80g rửa sạch, xắt mỏng, sao chín vàng, giã nát, hòa với 1 tách nước sôi, uống ấm từng ngụm nhỏ. Có thể hòa với một ít mật ong hoặc đường để uống.

– Gừng khô (gừng tươi hấp chín rồi đem phơi khô, gọi là can khương) 12g, củ riềng 15 – 20g. Hai vị đem nấu với 500ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần, uống ấm trước bữa ăn.

– Củ sả 12g, lá tía tô 12g, hoắc hương 12g, gừng khô 8g (hoặc gừng tươi 12g). Nấu với 500ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống ấm trước bữa ăn.

– Hạt tiêu tán bột 2 – 4g, gừng khô tán bột 2 – 4g, hai thứ hòa với nước cơm nóng để uống vào lúc đói bụng.

Khi uống thuốc, có thể kết hợp xoa ấm vùng bụng, quanh rốn, hoặc lấy bột lá ngải cứu quấn thành điếu, đốt cháy rồi hơ ấm lỗ rốn và chung quanh 5 – 10 phút.

Phong thấp thể hàn: đau nhức một khớp hay nhiều khớp. Mức độ đau vừa phải, khớp không sưng, da bình thường không tấy đỏ, không nóng. Có khi bị tê dại ngoài da, tay chân co duỗi, vận động khó khăn. Đặc biệt khi trời lạnh thì đau nhức càng tăng lên. Dùng một trong các bài thuốc sau:

– Gừng khô 10g, củ nghệ 8g, lá lốt 12g, cỏ xước 12g, cành dâu tằm (tang chi) 12g, rễ tranh 10g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần, uống ấm, trước bữa ăn.

– Rễ cây đinh lăng 12g, ké đầu ngựa 12g, đậu ván (sao) 12g, tầm gửi cây dâu (tang ký sinh) 12g, kinh giới 8g, mã đề 8g, gừng khô 8g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần, uống ấm trước bữa ăn.

– Lá lốt 12g, cỏ xước 12g, quế chi 8g, thổ phục linh 12g, thiên niên kiện 8g, tang chi 12g, trần bì (vỏ quít) 8g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần, uống ấm trước bữa ăn.

Ngoài uống thuốc có thể kết hợp xoa bóp, bấm huyệt như sau:

– Xoa: xoa ấm hai tay hoặc hơ lửa cho ấm rồi xoa nhẹ nhàng từ bên không đau chuyển dần sang bên đau. Xoa theo thứ tự từ đầu xuống cổ, vai, lưng, tay, chân.

Khi xoa, nên chọn chỗ kín gió, ngồi trên ghế dựa. Có thể dùng dầu xoa bóp, rượu gừng hâm nóng, cao nóng… để tăng cường sức ấm.

Mỗi ngày xoa 2 – 3 lần, mỗi lần 10 – 15 phút

Lương y ĐINH CÔNG BẢY – Sức khỏe đời sống

Sức khỏe online – Đây là một trong những nội dung được Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá yêu cầu về công tác điều hành giá trong những tháng cuối năm

Ban Chỉ đạo điều hành giá vừa có văn bản thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo ngày 19/10/2016. Theo đó, tại thông báo kết luận nêu rõ, từ nay đến cuối năm, công tác điều hành giá còn nhiều áp lực do các yếu tố như nhu cầu tiêu dùng tăng trong dịp lễ, Tết; diễn biến thất thường của thời tiết tác động tới giá lương thực, thực phẩm; giá xăng dầu có xu hướng hồi phục. Ngoài ra, việc đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công và độ trễ của chính sách tín dụng dự kiến sẽ tác động tới tình hình lạm phát. Do đó, công tác điều hành giá trong những tháng cuối năm cần tiếp tục được thực hiện một cách thận trọng, chặt chẽ, quyết liệt để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.

Kiểm soạt giá

Giữ ổn định lạm phát cơ bản dưới 2%

Về chính sách tiền tệ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành, giữ ổn định lạm phát cơ bản trong khoảng 1,81% đến dưới 2%; bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ và hoạt động ngân hàng để sử dụng đồng bộ, linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ. Tiếp tục chỉ đạo để ổn định và có điều kiện giảm lãi suất cho vay; cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, ổn định lãi suất huy động, tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động của ngân hàng. Điều hành tín dụng nhịp nhàng, tập trung vào lĩnh vực sản xuất cần thiết, ưu tiên lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, đổi mới sáng tạo, nhà ở xã hội. Chú ý mức độ tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng, đặc biệt ở một số ngành, lĩnh vực có yếu tố rủi ro. Quản lý có hiệu quả hơn thị trường ngoại hối. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa.

Về điều hành giá một số mặt hàng thiết yếu, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương giữ ổn định giá bán lẻ điện trong những tháng còn lại của năm 2016; theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu trong nước theo quy định, sử dụng hợp lý quỹ bình ổn giá với liều lượng thích hợp để không tạo lạm phát kỳ vọng; bảo đảm cân đối cung cầu thị trường các mặt hàng khác thuộc chức năng quản lý trong đó có vấn đề về điều hành linh hoạt hạn ngạch nhập khẩu, nhất là đối với mặt hàng đường góp phần bình ổn thị trường, đặc biệt trong dịp lễ, Tết.

Theo dõi sát giá cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm và sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng yêu cầu các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi để có giải pháp điều hành phù hợp. Tiếp tục thực hiện các biện pháp bình ổn giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi đến hết 31 tháng 12 năm 2016 theo Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 30/4/2015 của Chính phủ và tính toán kịch bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về giải pháp điều hành sau khi hết thời hạn bình ổn giá.

Các Bộ: Công Thương, NN&PTNT, các Bộ liên quan đến sản xuất chỉ đạo các cơ quan của Bộ và phối hợp với các địa phương chủ động chuẩn bị nguồn hàng cho thị trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ưu tiên các sản phẩm sạch, không để xảy ra thiếu hàng gây sốt giá, có kịch bản đối phó với điều kiện thời tiết khó khăn, triển khai chương trình bình ổn thị trường phù hợp với thực tế địa phương cho các dịp tiêu dùng cao điểm như Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.

Không điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế

Cũng tại thông báo này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giao Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tích cực tổ chức triển khai việc đấu thầu giá thuốc để kéo giá thuốc giảm xuống.

Năm 2016 không điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế (gồm cả tiền lương và phụ cấp) đối với nhóm không thuộc quỹ bảo hiểm y tế chi trả; Bộ Y tế hướng dẫn Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chuẩn bị kỹ kịch bản, tính toán lộ trình và mức tăng trong năm 2017.

Đối với giá dịch vụ y tế do quỹ bảo hiểm y tế chi trả, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Tổng cục Thống kê và các cơ quan liên quan xem xét, tính toán kỹ việc điều chỉnh giá có tính tiền lương và phụ cấp đối với các địa phương còn lại với liều lượng và thời điểm thích hợp bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát, đề xuất phương án báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá và Thủ tướng Chính phủ trước khi điều chỉnh.

Nguồn: Nguyễn hoàng – Sức khỏe đời sống

Sức khỏe online – Cứ 7 em bé thì có một sống ở vùng không khí ngoài trời ô nhiễm đến mức độc hại, theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc công bố ngày 31/10.

Báo cáo này của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) công bố một tuần trước Hội nghị Quốc tế về Biến đổi khí hậu COP22 sẽ diễn ra tại Marrakesh, Morocco.

Báo cáo Làm trong sạch không khí cho trẻ  em lần đầu tiên sử dụng các ảnh chụp vệ tinh cho thấy số lượng và nơi sinh sống của trẻ phải tiếp xúc với không khí ngoài trời bị ô nhiễm vượt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Hình ảnh vệ tinh cho thấy khoảng 2 tỷ trẻ em sống ở vùng có không khí ngoài trời bị ô nhiễm. Nguyên nhân do khí thải của phương tiện giao thông, nhiên liệu hóa thạch, bụi và đốt rác, vượt quá tiêu chuẩn chất lượng không khí tối thiểu.

A boy runs through the smoke of burning garbage near the Niger River in Bamako, Mali on December 9th, 2012.

A boy runs through the smoke of burning garbage near the Niger River in Bamako, Mali on December 9th, 2012.

Đông Á có số lượng trẻ em lớn nhất sống ở các khu vực bị ô nhiễm này, khoảng 620 triệu, sau đó là Châu Phi. Khu vực Đông Á – Thái Bình Dương có khoảng 450 triệu trẻ sống trong khu vực bị ô nhiễm trên mức cho phép.

Nghiên cứu này cũng khảo sát sự ô nhiễm nặng của không khí trong nhà, thường do sử dụng than và củi để nấu ăn hay sưởi ấm. Tình trạng này thường xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và ở vùng nông thôn.

Cũng theo báo cáo này, trên thế giới cứ 7 trẻ thì có gần một em sống ở vùng có không khí ngoài trời ô nhiễm đến mức độc hại, tức khoảng 300 triệu trẻ. Ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời có liên quan trực tiếp đến viêm phổi và các bệnh đường hô hấp khác, là nguyên nhân gây tử vong cho 1/10 trẻ dưới 5 tuổi. Ô nhiễm không khí trở thành một trong những nguy cơ hàng đầu cho sức khỏe của trẻ.

“Ô nhiễm không khí là yếu tố chính góp phần gây tử vong cho khoảng 600.000 trẻ dưới 5 tuổi hàng năm, đe dọa tính mạng và tương lai của hàng triệu trẻ khác hàng ngày”, ông Anthony Lake, Giám đốc Điều hành UNICEF cho biết.

Theo ông, những chất gây ô nhiễm không những làm tổn hại đến sự phát triển phổi của trẻ mà còn vượt qua hàng rào máu não và gây tổn thương vĩnh viễn cho sự phát triển của não bộ, do đó ảnh hưởng đến tương lai của trẻ. Không một xã hội nào có thể trả nổi cái giá cho việc làm ngơ trước ô nhiễm không khí.

Trẻ dễ bị tổn thương hơn người lớn bởi ô nhiễm không khí vì phổi, não và hệ miễn dịch của các em vẫn còn đang trong thời kỳ phát triển và đường hô hấp có thể thẩm thấu qua được. Trẻ nhỏ thở nhanh hơn người lớn, mà hít nhiều không khí hơn so với trọng lượng cơ thể các em.

UNICEF kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hành động khẩn cấp để giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các quốc gia bằng cách giảm thiểu sử dụng nhiên liệu hóa thạch và đầu tư vào hiệu quả năng lượng và các nguồn nhiên liệu có thể thay thế được. Những nguồn gây ô nhiễm như nhà máy không nên đạt ở gần trường học và nơi vui chơi của trẻ. Sử dụng nguyên liệu sạch để nấu ăn có thể giúp cải thiện chất lượng không khí trong nhà.

“Chúng ta bảo vệ con em nếu bảo vệ chất lượng không khí. Cả hai đều là trọng tâm của tương lai loài người”, ông Lake nhấn mạnh.

Nguồn: Phương Trang

Sức khỏe online – Chiều 31/10, TP HCM ghi nhận thêm 12 ca nhiễm virus Zika, nâng số bệnh nhân mắc bệnh này tại thành phố lên 17 và tổng số người bệnh Zika ở Việt Nam là 23.

Các ca bệnh công bố chiều nay được phát hiện thông qua hệ thống dịch bệnh do Sở Y tế TP HCM triển khai. Hiện Việt Nam ghi nhận 23 trường hợp nhiễm virus Zika kể cả em bé bị dị tật đầu nhỏ ở Đăk Lăk cùng với mẹ bé, trong đó TP HCM nhiều nhất với 17 trường hợp. Các địa phương Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Dương, Long An mỗi nơi một ca bệnh.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế ngày 31/10 đã làm việc với Sở Y tế, Viện Pasteur TP HCM nhằm khẩn trương triển khai các giải pháp hạn chế sự phát triển của virus Zika. Các chuyên gia yêu cầu đẩy mạnh công tác tư vấn, bảo vệ phụ nữ chuẩn bị mang thai. Thai phụ cần phải siêu âm tầm soát Zika trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Phun thuộc zika

Phun thuộc zika

Bộ Y tế khuyến cáo người dân không quá hoang mang nhưng cũng không chủ quan, tăng cường diệt loăng quăng tại nơi sinh sống và nơi làm việc, phòng chống muỗi đốt. Nên sinh hoạt tình dục an toàn, sử dụng bao cao su để tránh lây truyền virus Zika qua đường tình dục. Người từ vùng dịch về chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe, không để bị muỗi chích trong vòng 14 ngày từ ngày trở về, tình dục an toàn ít nhất 28 ngày và nên liên hệ cơ sở y tế để được tư vấn chi tiết.

Người xuất hiện triệu chứng nghi ngờ bệnh có thể đến 30 bệnh viện tại TP HCM để lấy máu xét nghiệm tìm virus Zika miễn phí. Dấu hiệu nghi ngờ bệnh là có phát ban và ít nhất hai trong 4 triệu chứng gồm sốt dưới 38 độ, viêm kết mạc hoặc xung huyết kết mạc, đau khớp hoặc phù quanh khớp, đau cơ. Các mẫu máu từ bệnh viện được chuyển tới Viện Pasteur TP HCM xét nghiệm virus Zika, Chikungunya và Dengue. Việc tầm soát miễn phí được triển khai đến hết ngày 31/12.

Ngày 30/10, Bộ Y tế khẳng định em bé bị dị tật đầu nhỏ ở Đăk Lăk “nhiều khả năng do virus Zika” và là trường hợp đầu tiên tại Việt Nam mang dị tật này. Điều tra dịch tễ cho thấy người mẹ có biểu hiện lâm sàng mắc bệnh Zika vào lúc mang thai 3 tháng. Việt Nam là quốc gia thứ hai trong khu vực Đông Nam Á ghi nhận trẻ sinh ra bị chứng đầu nhỏ do virus Zika. Trước đó Thái Lan xác nhận 2 trẻ sơ sinh nước này bị đầu nhỏ liên quan đến virus Zika.

Nguồn: suckhoedoisong

Sức khỏe online – Trên mạng xã hội ngày 31/10/2016 đang lan truyền câu chuyện “Bác sĩ nhậu ngay tại phòng làm việc”, trong đó phản ánh người nhà bị tai nạn giao thông bất tỉnh, đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Anh Sơn Nghệ An cấp cứu, nhưng bác sĩ tại đây “chỉ khám bằng cách vỗ vào má gọi”, sau đó “truyền một chai nước để cho người bị nạn tự tỉnh”.

Đến 11 giờ trưa hôm sau, người nhà thanh toán viện phí để chuyển ra Hà Nội, thì quay được cảnh bác sĩ ăn nhậu (uống bia). Đoạn clip đăng tải trên fanpage với lời bình luận “Cạn lời vì bị choáng với các bác sĩ ở đây”, ngay lập tức nhận được hàng ngàn lượt likes, chia sẻ và comments. Để có thông tin đa chiều, nhất là ý kiến của những nhà chuyên môn và những người trong cuộc, Phóng viên báo Suckhoedoisong.vn đã liên hệ với BVĐK huyện Anh Sơn Nghệ An để tìm hiểu thông tin sự việc.

Thực hư thế nào?

Theo đó, bà Nguyễn Thị Hương, Giám đốc BVĐK huyện Anh Sơn xác nhận, lúc 0 giờ ngày 25/10/2016, Khoa Cấp cứu bệnh viện tiếp nhận một nạn nhân bị tai nạn giao thông tên là Bùi Thị Thu, sinh năm 1988, ở Hà Đông (Hà Nội). Theo lời người đi cùng kể, người bệnh ngồi trên xe ô tô bị nổ lốp đâm vào taluy bên đường, sau tai nạn người bệnh ngất xỉu. Tình trạng bệnh nhân lúc vào viện gọi hỏi không trả lời, cấu má thấy phản xạ đúng, không có dấu hiệu thần kinh khu trú. Các dấu hiệu sinh tồn khác khi thăm khám đều trong giới hạn bình thường (mạch 90 lần/ phút, huyết áp 100/60 mmHg, thở 26 lần/ phút), các bộ phận khác không thấy dấu hiệu tổn thương điển hình.

Bác sĩ vỗ vào mã bệnh nhân

Nhân viên y tế nhậu trong phòng làm việc đã bị xử lý (ảnh cắt từ clip đăng tải trên mạng xã hội)

Bệnh nhân được chẩn đoán sơ bộ chấn động não, xử trí truyền dịch muối đẳng trương, tăng tuần hoàn não, theo dõi tri giác và diễn biến toàn trạng mạch, huyết áp, nhịp thở. Đến 8 giờ sáng ngày 26/10/2016 thì bệnh nhân tỉnh hoàn toàn, các dấu hiệu thăm khám chưa có biểu hiện tổn thương, nên bác sĩ tiếp tục cho nằm theo dõi đến 12 giờ 15 phút thì gia đình xin tự chuyển bệnh nhân ra Hà Nội để kiểm tra lại.

Về thông tin phản ánh trên mạng xã hội, bác sĩ cấp cứu bệnh nhân bằng cách truyền một chai nước để bệnh nhân tự tỉnh mà không tiến hành làm bất cứ điều gì, bà Hương đại diện cho phía bệnh viện có ý kiến: “Sau khi nhận được thông tin từ mạng xã hội, bệnh viện đã thành lập hội đồng chuyên môn xem xét lại sự việc cụ thể trên người bệnh đã thực hiện tại Khoa Hồi suc cấp cứu và thấy rằng, về quy trình chuyên môn trên bệnh nhân, các y bác sĩ đã thực hiện đúng, bệnh nhân được theo dõi sát, xử trí đúng phác đồ. Thái độ cấp cứu và phục vụ nhân viên y tế kịp thời, ân cần, không gây phiền hà cho người bệnh và gia đình”.

Kiểm điểm nhân viên y tế ăn nhậu trong giờ làm việc

Còn việc “Bác sĩ nhậu ngay tại phòng làm việc” như phản ảnh trên mạng xã hội, bà Hương cũng khẳng định là có. Bà Hương cũng cho biết “Bệnh viện đã kiểm tra  kỹ và thấy rằng có 03 nhân viên y tế là điều dưỡng của bệnh viện tổ chức ăn uống đang trong giờ nghỉ trưa, không có nhân viên y tế trực trưa. Thời điểm uống bia là 12h30 phút ngày 26/10/2016, đúng giờ nghỉ trưa (lịch làm việc của bệnh viện Sáng từ 07 h đến 11h30; chiều từ 13h30 đến 17h).

“Chúng tôi nhận thấy rằng việc cán bộ y tế uống bia tại phòng làm việc, trong giờ  nghỉ trưa là sai quy định. Hội đồng thi đua của đơn vị đã nghiêm túc làm việc, kiểm điểm rõ 03 cá nhân đã vi phạm quy định trên và đã thống nhất hình thức phê bình trước toàn thể cán bộ công chức, viên chức của đơn vị, xếp loại thi đua tháng 10 cho 03 cá nhân trên xuống loại B”, Bà Hương khẳng định.

Ý kiến của người trong ngành

Để độc giả có nhìn khách quan hơn về sự việc, phóng viên cũng liên hệ với Bác sĩ Trần Văn Phúc, BVĐK Xanh Pôn, được bác sĩ giải thích cho độc giả của báo hiểu về những tình huống xảy ra với nạn nhân bị tai nạn giao thông theo dõi chấn thương sọ não.

Tình huống 1: Bệnh nhân ngất ngay sau tai nạn, tỉnh lại hoàn toàn sau thời gian ngắn (thường từ 5 phút – 15 phút), sẽ được chẩn đoán sơ bộ là chấn động não. Bác sĩ chỉ cần theo dõi thêm lâm sàng, sau vài giờ có thể cho về hướng dẫn cách theo dõi. Nạn nhân được nhắc đến ở trên có thế gặp tình huống này và bác sĩ đã giữ lại theo dõi thêm là đúng.

Tình huống 2: Bệnh nhân tỉnh sau tai nạn, nhưng tri giác xấu dần rồi rơi vào hôn mê, sẽ được chẩn đoán máu tụ ngoài màng cứng. Bệnh nhân sẽ phải Mổ cấp cứu không trì hoãn, thời gian với người bệnh lúc này là vàng, bởi nếu xử trí chậm bệnh nguy cơ nhân tử vong rất cao. Trường hợp của bệnh nhân đến thời điểm ra viện không thuộc tình huống này.

Tình huống 3: Tri giác xấu ngay từ đầu, hôn mê ngay sau tai nạn, sẽ được chẩn đoán máu tụ nội sọ, dập não. Khi nhập viện cấp cứu, tùy theo tình trạng tổn thương mà các bác sĩ sẽ có cách xử trí khác nhau, đây là tình huống rất phức tạp.

Tình huống 4: Bệnh nhân li bì gọi hỏi không biết gì trong nhiều giờ, sau đó tỉnh lại hoàn toàn, thường gặp những người say rượu.  Bác sĩ sẽ khám tri giác, căn cứ vào đó để theo dõi diễn biến, khi bệnh nhân tỉnh hoàn toàn thì có thể cho về nhà hướng dẫn theo dõi tiếp.

Về việc các y bác sĩ  BVĐK Anh Sơn ăn nhậu có uống bia vào buổi trưa ngày làm việc, theo bác sĩ Phúc là sai. Bởi theo Chỉ thị Số 26/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tại Điểm 3c quy định rất rõ, “nghiêm cấm việc sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực”. Cũng theo bác sĩ Phúc, có nhiều cán bộ công nhân viên chức nhà nước, không riêng gì ngành y, đã không biết quy định này. Việc uống rượu bia buổi trưa trong ngày làm việc không chỉ là hành vi không đẹp, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng công việc, rất dễ để lại những hậu quả tai hại cho xã hội, dù bất cứ ngành nghề nào…

Nguồn: suckhoedoisong

Sức khỏe online – SKĐS – Bộ Y tế vừa có công văn số 7762/BYT-BM-TE gửi Sở Y tế Hưng Yên yêu cầu báo cáo trường hợp trẻ sơ sinh gãy xương đùi sau mổ lấy thai tại Bệnh viện Sản- Nhi Hưng Yên

Bộ Y tế vừa có công văn số 7762/BYT-BM-TE gửi Sở Y tế Hưng Yên yêu cầu báo cáo trường hợp trẻ sơ sinh gãy xương đùi sau mổ lấy thai tại Bệnh viện Sản- Nhi Hưng Yên

Công văn của Bộ Y tế cho biết, trước đó có thông tin “Gia đình tố bác sĩ mổ đẻ làm gẫy chân trẻ sơ sinh”  phản ánh về trường hợp trẻ sơ sinh gãy xương đùi sau mổ lấy thai tại Bệnh viện Sản- Nhi Hưng Yên.

Theo nội dung thông tin phản ánh, ngày 22/10/2016, sản phụ Nguyễn Thu Trang có dấu hiệu chuyển dạ, được người nhà đưa vào Bệnh viện Sản Nhi Hưng Yên để sinh con. Tại Bệnh viện Sản Nhi Hưng Yên, sản phụ Trang được chỉ định mổ lấy thai được 1 bé nặng 3,6kg. Đến ngày 223/10/2016, khi tắm trẻ sơ sinh, điều dưỡng phát hiện chân phải của bé bị gẫy. Sau đó, Bệnh viện Sản Nhi Hưng Yên đã xác nhận trẻ sơ sinh bị gãy chân trong lúc mổ lấy thai. Đến ngày 25/10/2016, bệnh viện Sản Nhi Hưng Yên đã chuyển trẻ lên Bệnh viện Nhi Trung ương để bó bột và thanh toán toàn bộ chi phí.

Để có cơ sở báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế về trường hợp trẻ sơ sinh này, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế Hưng Yên chỉ đạo Bệnh viện Sản Nhi Hưng Yên tổ chức họp hội đồng chuyên môn xem xét vụ việc này và có hình thức xử lý kỷ luật thích hợp đối với sai phạm (nếu có), đồng thời cung cấp thông tin rõ ràng, cụ thể, giải thích và nhận lỗi với gia đình cũng như thống nhất hướng xử lý. Bộ Y tế cũng yêu cầu, kết quả xử lý cần được thông tin rộng rãi đến các phương tiện truyền thông và báo cáo về Bộ Y tế trước ngày 3/11/2016.

cháu bé bị gãy chân

cháu bé bị gãy chân

Cháu bé con chị  Nguyễn Thu Trang bị gẫy chân phải                  (Ảnh báo PNVN)

Cũng tại công văn này, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế Hưng Yên tăng cường đào tạo nâng cao năng lực xử trí, cấp cứu sản khoa, đặc biệt là theo dõi, xử trí trong chuyển dạ cũng như tăng cường kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh các cơ sở chăm sóc sức khỏe, bà mẹ trẻ em, kể cả các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn toàn tỉnh thực hiện theo đúng Hướng dẫn quốc gia các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (khám, quản lý thai nghén, theo dõi, chăm sóc xử trí trong đẻ, sau đẻ …)

Bên cạnh đó, Sở Y tế cũng cần chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh nói chung và các cơ sở chăm sóc sức khỏe bà mẹ- trẻ em nói riêng thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc nâng cao tinh thần, thái độ, phong cách phục vụ hướng tới sự hài lòng người bệnh cũng như các quy định hiện hành trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Về sự việc đáng tiếc này, trả lời báo chí, bà Vũ Thị Thu Trang, Phó Giám đốc Bệnh viện  Sản Nhi Hưng Yên xác nhận đúng là có trường hợp trẻ sơ sinh bị gãy chân trái trong khi sinh tại bệnh viện như phản ánh. Ngày 25/10, bệnh viện đưa bệnh nhi đi bó bột. Đồng thời, yêu cầu kíp mổ ngày hôm đó tường trình để làm rõ. Khi có thông tin, bệnh viện sẽ trả lời gia đình và công luận.

Nguồn: suckhoedoisong

Sức khỏe online– Trong chế độ ăn giảm cân, trái cây cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như chất xơ, chất béo tốt và một số protein. Tuy nhiên, khi lựa chọn trái cây cần tránh các loại quả chính vì các tinh bột bắt đầu biến thành đường, không tốt cho người cần hạn chế đường và giảm cân. Dưới đây là  8 loại trái cây có hàm lượng đường thấp đã được sắp xếp tăng dần để bạn dễ lựa chọn cho phù hợp với mục tiêu của mình.

8 loại thực phẩm giảm cân hiệu quả

Trái bơ

Tất cả các loại trái cây được phân loại thành hai loại: khô và thịt. Bơ thuộc loại trái cây nhiều thịt. Khi ăn bơ, bạn không phải lo lắng về lượng đường nó cung cấp cho cơ thể nhưng hãy chú ý đến chất béo nếu bạn đang cố gắng giảm cân. Tổng số đường trong khoảng một nửa quả bơ là1,6g.

 

 

Cà chua

Cà chua chứa ít đường nhưng lại là loại thực phẩm chức năng đứng hàng đầu cho các món salad. Nghiên cứu cho thấy bạn nên ăn cà chua mỗi ngày vì những lợi ích mà nó mang lại như cung cấp lycopene, một thành viên của gia đình vitamin A, giúp duy trì sức khỏe tuyến tiền liệt. Ngoài salad, bạn hãy thử ăn nhiều hơn bằng cách làm nước sốt cà chua để chế biến món ăn với gà hay nấu mì… Tổng số đường trong một quả cà chua nhỏ vào khoảng 2,2g.

giam can, trai cay co luong duong thap giam can- ca chua

Cà tím

Cà tím là một trái cây nhưng cũng là một loại rau. Những trái màu tím này chứamột lượng chất xơ, kali, folate và các flavonoid có tác dụng ngăn ngừa ung thư.Cà tím có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như nướng để thay thế thịt hay parmesan cà tím (một món nướng cổ điển của Ý). Tổng số đường trong nửa non chén cà tím là 3g.

giam can, trai cay co luong duong thap giam can- ca tim

Quả mâm xôi

Loại quả mọng này không chỉ làm bạn thỏa mãn cơn thèm đồ ngọt mà cũng thỏa mãn cơn đói và giữ cho bạn cảm thấy no lâu hơn nhờ hàm lượng chất xơ cao. Để quả mâm xôi lên trên cốc sữa chua hay ăn chúng cùng với salad hoặc xay sinh tố bạn sẽ được cung cấp thêm hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóacho cơ thể. Tổng số đường trong khoảng 3/4 chén mâm xôi: 3,7g.

giam can, trai cay co luong duong thap giam can- qua mam xoi

Dâu tây

Để ăn trái cây không cần lo lắng về lượng đường tự nhiên thì dâu tây là loại quả thích hợp. Trong dâu tây tràn đầy vitamin C, có thể làm tăng số lượng tinh trùngvà rất dễ chế biến vì nó phù hợp với khá nhiều món ăn ngọt và mặn. Tổng số đường trong khoảng 4 quả dâu tây cỡ vừa: 4,1g.

giam can, trai cay co luong duong thap giam can- dau tay

Việt quất

Việt quất là một loại trái cây tinh túy của mùa hè nhưng dinh dưỡng và tác dụng của nó thì có thể sử dụng trong chế độ ăn uống quanh năm. Các vitamin có trong loại quả này, điển hình là vitamin K đã được chứng minh giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, mangan giúp đảm bảo việc sản xuất testosterone ổn định. Tổng số đường trong khoảng 1/3 chén việt quất 4,2g.

giam can, trai cay co luong duong thap giam can- viet quat

Đu đủ

Đu đủ có lẽ không phải loại trái cây bạn ưa thích nhưng khi bạn ăn thì sẽ thấy loại trái cây nhiệt đới này có vị ngọt, mùi xạ hương và siêu mềm (giống như một quả bơ chín). Đu đủ còn có một loại enzyme gọi là chymopapain, có thể làm giảm viêm và cung cấp 144% giá trị vitamin C hàng ngày. Tổng số đường trong khoảng 1/3 chén đu đủ: 5g.

giam can, trai cay co luong duong thap giam can- du du

Cam

Cam là loại quả tự nhiên có nhiều đường. Ý tưởng khôn ngoan là ăn một quả cam hơn là uống nước ép của nó. Xơ trong cam bị loại bỏ khá nhiều bằng quá trình ép nên nó không thể làm chậm sự hấp thu và ổn định lượng đường trong máu. Mặc dù cam chứa nhiều vitamin C, được biết đến như một chất có thể giảm huyết áp, căng thẳng nhưng nên dùng chúng một cách thông minh để không làm tăng lượng đường trong máu quá nhiều. Tổng số đường trong một quả cam nhỏ: 8g

giam can, trai cay co luong duong thap giam can- cam

Nguồn: Sức khỏe đời sống