Cập nhất các thông tin mới nhất về sức khỏe hay các tin tức về chính trị xã hội khác về sức khỏe. Kiến thức sức khỏe mới nhất

Tôi bị tăng huyết áp vô căn và không ổn định, phẫu thuật bắc cầu 10 năm trước, từ đó đến nay uống thuốc kháng đông để ngăn hình thành cục máu đông.

 Tôi đo huyết áp đều 2-3 lần mỗi ngày với chỉ số 150÷180/60÷70, mạch 50÷70 l/p. Ngoài thuốc uống theo chế độ bảo hiểm y tế, tôi dùng thêm thực phẩm chức năng có tác dụng phòng và chống cục máu đông, làm hạ huyết áp nhẹ, tăng tuần hoàn mạch máu não. Tuy nhiên tôi cũng nghe nói dùng song song các loại thực phẩm chức năng này với thuốc chống đông sẽ có tác dụng cộng hợp, làm tăng chảy máu, nhất là máu não, màng cứng và mắt. Tôi rất lo, nhờ bác sĩ tư vấn giúp. Xin trân trọng cảm ơn. (nguyenchandong).

Trả lời:

Chào bạn,

Để trả lời cụ thể trường hợp bệnh lý của bạn tôi cần thêm một số thông tin cụ thể như tuổi tác, ca mổ 10 năm rồi đã bắc mấy cầu; đang sử dụng thuốc bảo hiểm y tế gồm những thuốc gì, hàm lượng ngày bao nhiêu viên; tiền sử có bệnh lý dạ dày tá tràng không?

Về cơ bản tôi xin chia sẻ với bạn một số vấn đề như sau: Thuốc là hoạt chất Gingo biloba, còn thực phẩm chức năng không phải là thuốc và không thay thế được thuốc chữa bệnh. Bạn uống thuốc bảo hiểm y tế cùng thực phẩm chức năng có chung tác dụng tăng tuần hoàn não, phòng ngừa và tiêu huyết khối, giảm cholesterol cải thiện trí nhớ, tuy nhiên tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng rối loạn đông máu.

Thuốc Aspirin 81mg và Statin có tác dụng phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, phòng tắc mạch do cục máu đông ở những bệnh nhân mạch vành, tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì, có tiền sử tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim. Bạn nên đem tất cả các loại thuốc và thực phẩm chức năng đang dùng đến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn sử dụng. Các thực phẩm chức năng trên nếu muốn bổ sung cần có chỉ định của bác sĩ điều trị. Xin nhấn mạnh rằng không được tự ý thay thế thuốc chữa bệnh bằng thực phẩm chức năng.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Vân
Chuyên khoa Nội tim mạch Bệnh viện đa khoa Tâm Trí Sài Gòn

Sức khỏe online– TTƯT.PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc BV Phổi Trung ương, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh có liên quan tới thuốc lá và ô nhiễm môi trường. Đây là bệnh mạn tính ở phổi, kéo dài không thể hồi phục trở lại như bình thường.
khoi_bui

* Ngày 3/12/2016, BV Bạch Mai tổ chức khám và tư vấn miễn phí bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cho người dân

Một trong những bệnh hô hấp mạn tính hay gặp phải ở người thường xuyên phải tiếp xúc khói, bụi là COPD. Theo TTƯT.PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc BV Phổi Trung ương cho biết, bệnh COPD là bệnh có liên quan tới thuốc lá và ô nhiễm môi trường. Đây là bệnh mạn tính ở phổi, kéo dài không thể hồi phục trở lại như bình thường. Sự suy giảm chức năng ở phổi nhanh hơn người bình thường, nếu không kiểm soát, nó sẽ tiến triển rất nhanh, thể hiện ở khả năng thở ra của mình.

Về vấn đề khó thở, người bệnh COPD cần lựa chọn công việc phù hợp để tránh bị khó thở khi gắng sức. Khó thở có thể dẫn tới kích thích đợt cấp của tắc nghẽn phổi mạn tính. Bên cạnh đó cần phải giữ gìn để không bị viêm. Nếu ở người bình thường, bị viêm phế quản 1-2 tuần chữa rất đơn giản và sẽ nhanh khỏi, nhưng nếu ở bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phế quản có thể là yếu tố để tạo ra một đợt cấp. Và theo đó, khó thở sẽ tăng lên, thở rít, ho nhiều hơn, đờm nhiều hơn.

PGS. Nhung cũng khuyến cáo, người bệnh mắc COPD cần tập luyện phù hợp. Tiếp theo là dinh dưỡng, đảm bảo không béo quá nhưng cũng không suy dinh dưỡng. Tập thở sẽ là biện pháp giảm quá trình suy giảm hô hấp, tập luyện giúp tăng sức bền và duy trì sức khỏe, không cần tập quá sức nhưng phải tập đều. Đối với vấn đề dùng thuốc, nên theo sự chỉ định và phác đồ của bác sĩ, và nên có một cơ sở y tế theo dõi điều trị.

Khám miễn phí bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cho người dân

Thông tin từ BV Bạch Mai cho biết, nhằm hưởng ứng ngày Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính toàn cầu năm 2016 với chủ đề “Breathe in the knowledge – Thấu hiểu từng hơi thở”, trong khuôn khổ các hoạt động của Dự án phòng chống Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và Hen phế quản, ngày 3/12/2016, BV Bạch Mai tổ chức khám và tư vấn miễn phí bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cho người dân khu vực Hà Nội và một số tỉnh lân cận.

Người dân tới khám sẽ được các bác sỹ của Trung tâm Hô hấp của BV khám nội khoa, đo lưu lượng đỉnh kế, đo chức năng hô hấp, phát thuốc miễn phí cho các đối tượng mới được chẩn đoán mắc Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và đưa vào chương trình quản lý ngoại trú.

Những đối tượng đến khám là người dân trên 40 tuổi và có ít nhất một trong các yếu tố nguy cơ sau: Hút thuốc lá, thuốc lào trên 10 năm; Trực tiếp đun bếp (than, củi, rơm, rạ) trên 30 năm; Tiếp xúc khói, bụi, hóa chất nghề nghiệp; Khó thở nặng dần theo thời gian; Ho liên tục nhiều tháng, nhiều năm; Thường xuyên khạc đờm vào buổi sáng…

Người dân có thể đăng ký theo số điện thoại: (04) 3.629.1207; 0972.463.203 (liên hệ trong giờ hành chính). Email: duanbenhphoi@gmail.com để đặt lịch khám.

 

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 12,6 triệu người trên thế giới tử vong vì ô nhiễm môi trường, tức là cứ 4 người chết thì có 1 người tử vong do hậu quả của việc sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm.

Tại Việt Nam, một kết quả đo và phân tích chỉ số không khí (AQI) trên địa bàn Hà Nội đầu tháng 10/2016 cho thấy, nhiều nơi tại thủ đô chất lượng không khí rất kém, do nồng độ bụi trong không khí cao, vượt mức cho phép, được xếp vào nhóm “rất không tốt cho sức khỏe” và nên hạn chế tiếp xúc. Điều này làm cho người dân thủ đô và dư luận rất lo ngại. Các chuyên gia y tế cảnh báo, con người sống trong môi trường bị ô nhiễm sẽ dẫn tới các căn bệnh nguy hiểm như các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, các bệnh về mắt hay thậm chí cả căn bệnh ung thư. WHO cho biết, mỗi năm có 1,4 triệu người chết vì mắc bệnh hô hấp mạn tính do ô nhiễm môi trường; 2,5 triệu người tử vong vì đột quỵ hay 1,7 triệu người chết vì ung thư đều có nguyên nhân do môi trường ô nhiễm.

Nguồn: Sức khỏe đời sống

Sức khỏe online – Đôi khi đó chỉ là những thói quen thông thường nhưng chúng cũng đủ gây tổn hại tới sức khỏe của các quý ông, thậm chí có nguy cơ tử vong nếu không giữ gìn.

Khi tham gia vào các cuộc vui, đa số quý ông đều nhiệt tình hết mình. Tuy nhiên, đôi khi vì những thói quen thông thường, các quý ông vô tình làm hại tới sức khỏe của mình. Thậm chí, nếu thiếu hiểu biết, quý ông có thể “rước họa” bất ngờ từ những thói quen này.

Những bài viết hay nên xem

Thức phẩm chức năng là gì

Nước hồng sâm hàn quốc 6 tuổi

Sử dụng thực phẩm chức năng tăng cân

Sau đây là 5 điều cấm kỵ các quý ông nên ghi nhớ không bao giờ được phạm phải sau khi uống rượu bia.

cam-ky-sau-khi-uong-ruou-quy-ong-nao-cung-phai-biet-cam-ky-sau-khi-uong-bia-eva

Uống thuốc sau khi uống bia, rượu

Rượu thường gây ra phản ứng hóa học với các loại thuốc, sinh chất độc hại. Đặc biệt nếu uống thuốc hạ sốt, thành phần trong thuốc sản sinh ra các chất độc hại có thể gây viêm gan hoặc tổn thương vĩnh viễn tại gan.

Trong trường hợp, nếu đang uống thuốc quý ông nên từ chối những cuộc vui. Hoặc bất đắc dĩ thì nên uống trước một giờ trước bữa sáng ngày hôm sau. Ngoài ra, các loại thuốc như kháng sinh, hạ sốt đường huyết, thuốc hạ áp cũng nên nói không sau khi đã dùng rượu bia.

Không đi ra lạnh

Khi uống rượu, quý ông đã nạp một lượng cồn nhất định trong cơ thể. Chính cồn là yếu tố kích thích làm cho mạch máu giãn nở, tuần hoàn máu tăng khiến da mẩn đỏ, thân nhiệt tăng vì vậy dễ mắc bệnh do gặp lạnh sau khi uống rượu.

Chẳng hạn, sau khi uống rượu đi ra ngoài dễ bị cảm và lạnh cóng.Sau khi uống rượu dùng nước lạnh rửa mặt dễ bị mọc mụn, sau khi uống rượu ngồi dưới quạt dẽ trúng gió, sau khi uống rượu nằm ở ngoài trời dễ bị chứng tê liệt và có mùi ở chân.

Uống cà phê, trà, nước có ga

Theo các chuyên gia, sau khi uống rượu cơ thể sẽ bị mất nước. Vì thế, các quý ông không nên uống nhiều cà phê để tránh thiếu nước trầm trọng hơn. Không uống trà vì làm tim quá hưng phấn, không có lợi cho thận vốn đang vất vả đào thải cồn từ bia rượu. Lúc này cũng không nên uống nước có ga vì làm tăng tốc độ hấp thụ rượu của cơ thể, ảnh hưởng tiêu cực đến gan và gây ra viêm dạ dày cấp tính.

Đắp chăn điện khi ngủ

Sau khi uống rượu, cơ thể bị rối loạn chức năng điều chỉnh nhiệt độ. Có thể quá nóng, hoặc quá lạnh. Lúc này chúng ta không nên đắp chăn điện. Đặc biệt với những người có bệnh tim mạch như tăng huyết áp, bệnh mạch vành. Nếu cảm thấy lạnh, bạn có thể sử dụng một chai nước nóng hoặc chăn bông ấm, uống một ít nước ấm nhưng không được quá nóng để tránh bị sốt nhiệt.

Tắm sau khi uống bia, rượu

Sau khi uống bia rượu không được tắm bất kể nước nóng hay nước lạnh. Bởi việc tắm sẽ sẽ tăng nhanh tiêu hao chất đường tích trữ trong cơ thể, làm cho đường huyết hạ thấp, thân nhiệt giảm nhanh.

Hơn thế, chất cồn còn ngăn chặn sự phục hồi tích trữ của đường đối với gan gây nên hiện tượng choáng. Bởi thế, sau khi uống rượu không nên lập tức đi tắm để tránh gây hại cho cơ thể. Ngoài ra có một báo cáo cho biết, sau khi uống rượu lập tức đi tắm dễ mắc các bệnh về mắt, thậm chí làm cho huyết áp tăng cao.

Nguồn: Người đưa tin

Sức khỏe online – Chiều 3/11, số nạn nhân của vi rút Zika tiếp tục tăng lên 21 trường hợp, trong đó có 4 phụ nữ đang mang thai, ngoài ra còn 9 mẫu nghi nhiễm chờ kết quả xét nghiệm. Lãnh đạo thành phố yêu cầu tăng cường phòng bệnh, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

Số người nhiễm bệnh đang tăng nhanh

Chưa đầy một ngày sau khi số liệu 20 người mắc bệnh do vi rút Zika được Trung tâm Y tế Dự phòng công bố thì trên địa bàn thành phố lại có thêm 1 trường hợp khác vừa được xác định bị nhiễm bệnh. Đây là nội dung thông tin liên quan đến tình hình dịch bệnh do vi rút Zika tại cuộc họp khẩn của UBND thành phố với các ban ngành liên quan để bàn giải pháp chống dịch diễn ra vào cuối giờ chiều ngày 3/11.

sản phụ bị nhiễm zyka

sản phụ bị nhiễm zyka

Theo PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM, trong 5 tuần gần đây, những trường hợp mắc bệnh Zika liên tục được phát hiện, dự báo số người nhiễm bệnh trong thời gian tới sẽ tiếp tục gia tăng nếu không có giải pháp phòng chống dịch triệt để và hiệu quả.

Cụ thể, tính đến chiều 3/11, tổng số ca bệnh ghi nhận trên toàn thành phố là 21 trường hợp. Tuy nhiên, số người nhiễm bệnh có thể còn cao hơn nhiều bởi hiện có 9 ca bệnh nghi ngờ mắc Zika đã được gửi mẫu xét nghiệm, kết quả sẽ có trong vài ngày tới. Số người mắc bệnh đã được xác định phân bố trên phạm vi rất rộng thuộc 11/24 quận huyện .

Đáng lo ngại, trong những ca bệnh đã được xác định dương tính với Zika thì có 4 phụ nữ đang mang thai (1 người mang thai dưới 3 tháng). Trên thực tế, tại TPHCM đã ghi nhận trường hợp một thai phụ mang thai dưới 3 tháng bị nhiễm Zika ngụ tại quận 2. Sau 1 tháng mắc bệnh, người mẹ đã bị sảy thai.

Ngoài ra, 1 bệnh nhi tại Đắk Lắk đã được xác định bị tật đầu nhỏ vì nhiễm vi rút Zika. Thực tế trên là minh chứng cho sự liên quan của vi rút Zika gây ra tật đầu nhỏ ở trẻ đã được các nhà khoa học nêu lên.

Trước tình tình hình trên, Sở Y tế cho biết, ngoài việc tiếp tục triển khai lấy mẫu máu từ những người nghi ngờ mắc bệnh để thực hiện xét nghiệm, chủ động giám sát dịch bệnh, thành phố sẽ nhanh chóng ban hành quy trình theo dõi, chăm sóc thai phụ nhiễm Zika tại các bệnh viện sản khoa và Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản trên toàn thành.

Xử lý nghiêm cả “quan lẫn dân” nếu chống dịch lơ là

Cả Zika và bệnh sốt xuất huyết đã được xác định do loại muỗi có tên Aedes là vật chủ trung gian truyền bệnh. Lâu nay, bệnh sốt xuất huyết đang lưu hành trên diện rộng tại thành phố, điều đó đồng nghĩa với nguy cơ loài muỗi mang mầm bệnh Zika cũng đang hoành hành khắp nơi.

Thực tế cho thấy, trước khi có dịch Zika ngành y tế thường xuyên tổ chức các hoạt động truyền thông, phòng chống dịch.

Tuy nhiên, nỗ lực của ngành chưa mang lại kết quả khả quan bởi ý thức phòng bệnh của người dân còn thấp. Nhiều hộ gia đình có thái độ chống đối khi nhân viên y tế dự phòng đến kiểm tra hoặc phun hóa chất diệt muỗi. Sự thờ ơ của cộng đồng kết hợp với biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, đô thị hóa, di dân… đang tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi gây bệnh hoành hành.

Với quyết tâm ngăn chặn nguy cơ dịch bùng phát trên diện rộng, tiến tới khống chế, đẩy lùi cả dịch Zika và bệnh sốt xuất huyết, tại cuộc họp khẩn, bà Nguyễn Thị Thu, Phó chủ tịch UBND thành phố yêu cầu Sở Y tế phải khẩn trương báo cáo hàng ngày về ủy ban những vấn đề liên quan đến dịch do vi rút Zika để lãnh đạo thành phố kịp thời nắm bắt và chủ động triển khai những phương án chống dịch phù hợp với tình hình thực tế. Trước mắt, thành phố sẽ lập ban chỉ đạo phòng chống bệnh sốt xuất huyết và Zika để ngăn chặn dịch bệnh gia tăng trong mùa mưa.

Phó chủ tịch UBND thành phố cũng yêu cầu ngành y tế và các ban ngành liên quan phải kịp thời chấn chỉnh, tập trung vào các giải pháp nâng cao tính hiệu quả của phòng chống dịch bệnh. Trong quá trình kiểm tra, phải xử lý nghiêm theo hình thức phạt vi phạm hành chính và chế tài đi kèm nếu phát hiện tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm để xảy ra những ổ muỗi, lăng quăng trong phạm vi quản lý. Mặt khác, UBND thành phố cũng sẽ có chế tài xử lý đối với những địa phương lơ là trong công tác chống dịch.

Nguồn: Dân Trí